fbpx
You are here: Vietnam Trail Series » Hỏi Đáp với ngài Masami Nakamura

Hỏi Đáp với ngài Masami Nakamura

Sinh năm 1950 tại Nhật Bản, Masami Nakumura là một trong những vận động viên lớn tuổi nhất tại VMM và VJM.

 

  1. 1. Chào ngài Masami, trước hết ông có thể chia sẻ về nền tảng thể thao của mình?  Điều gì đã đưa ông đến với bộ môn chạy bộ đường dài?

Ở độ tuổi 20 tôi rất đam mê bộ môn tennis. Sau đó, vào những năm 80 của thế kỷ 20, lúc tôi đang ở độ tuổi 30 thì  phong trào marathon thực sự bùng nổ ở Nhật. Tôi bắt đầu chạy bộ khi làm trợ lý tại một hội thảo về chạy bộ cho những người đặt mục tiêu hoàn thành cự ly 42km.

Tôi cũng đến các vùng núi thấp ở Kamakura để tập chạy đường núi. Thời điểm đó chúng tôi thường gọi chạy đường núi là MARANIC – một từ kết hợp giữa MARATHON và PICNIC.

  1. 2. Chạy bộ đường bằng và chạy bộ địa hình, ông thích cái nào hơn?

Chạy marathon đường bằng ở độ tuổi giữa 60 thực sự là một gánh nặng lớn cho cả thể lực và tinh thần của tôi. Tôi biết về VMM ở Sapa vào khoảng thời gian đó và đã hoàn thành 42km cùng với các thành viên trong nhóm chạy Danang Runners. Tôi mất khoảng 13 giờ để hoàn thành và đó cũng là cơ hội tuyệt vời để tôi biết và cảm nhận về nét quyến rũ của việc chạy địa hình. Với VJM, tôi đã hoàn thành 25km trong năm 2017 và 42km trong năm 2018. Tuy nhiên, với chạy đường bằng, tôi vẫn “trung thành” với cự ly 21km.

  1. 3. Cự ly chạy dài nhất mà ông từng hoàn thành?

42km là cự ly chạy dài nhất trong đời tôi, nhưng sự kiện dài nhất là vào năm 1996 khi tôi bơi 3km ở cuộc đua Miyakojima Triathlon, sau đó đạp xe 155km và cuối cùng là chạy 42km.

Năm 2020 ở độ tuổi 70, tôi mong muốn thử thách với cự ly 70km đầu tiên trong đời trên đường mòn (trail), chứ không phải đường bằng (road). Nhưng tôi thực sự kỳ vọng rằng tôi có thể thực hiện điều đó cùng các runner Việt Nam với số bib 7070.

  1. 4. Là một trong những runner lớn tuổi nhất tại Topas, nhưng phải nói thật rằng, trông ông trẻ hơn khá nhiều so với độ tuổi thật của mình. Ông có nghĩ chạy bộ tác động đáng kể đến điều đó?

Tôi nhìn trẻ hơn so với độ tuổi thật của mình có lẽ bởi vì tôi luôn suy nghĩ và hành động đơn giản như những chàng trai trẻ.

Khi làm gì đó, tôi nghĩ rằng chạy bộ có vai trò điều chỉnh trạng thái của cơ thể, tăng khả năng tập trung và duy trì nó.

  1. 5. Liệu ông có nghĩ đến việc ngừng chạy bộ một ngày nào đó?

Mặc dù tạm thời phải ngừng tập luyện nhưng tôi vẫn mong muốn sẽ tiếp tục chạy và đi bộ khi tôi còn có thể.

  1. 6. Được biết ông đã sống ở Việt Nam hơn 10 năm và đã chạy dọc đất nước. Ông có thể chia sẻ nơi nào ông ấn tượng nhất ở Việt Nam?

Tôi đã sống ở Việt Nam được 18 năm. Tôi thuê cho mình một căn phòng tại hai địa điểm, tại khu phố cổ Hà Nội và cạnh biển Đà Nẵng. Ở Đà nẵng, tôi thích chạy dọc bở biển và sông. Còn ở Hà Nội thì tôi thích chạy quanh hồ Hoàn Kiếm và trong những con hẻm đông đúc. Cũng thật thú vị để chạy quanh thành phố Huế, nơi có bề dày lịch sử – văn hóa.

  1. 7. Ông nghĩ thế nào về phong trào chạy bộ của Việt Nam so với ở Nhật Bản?

Ở Nhật Bản, việc chạy bộ bắt đầu phát triển từ những năm 80 và phong cách sống của mọi người bắt đầu thay đổi khá chậm. Ở Việt Nam, việc chạy bộ bắt đầu trở nên phổ biến vào khoảng 5 năm trước nhưng tôi khá ngạc nhiên về tốc độ phát triển của nó. Tôi nghĩ rằng cách mà runner Việt Nam phát triển cả về chất lượng và số lượng cũng biểu tượng cho sự phát triển của đất nước này.

  1. 8. Ông có lời khuyên nào dành cho những người trẻ đang có ý định bắt đầu chạy bộ?

Tôi khuyên các bạn trẻ nên nhận thức về tình trạng tim của mình qua nhịp tim. Nhịp tim giống như tốc độ của động cơ trong một chiếc xe hơi. Nếu bạn tiếp tục chạy ở tốc độ cao với lượng khí thoát ra nhỏ và thành động cơ mỏng, thì động cơ sẽ bị đốt cháy và dẫn đến hỏng hóc. Hãy biết cách làm cho trái tim trở thành một động cơ khỏe mạnh với phân khối lớn.

Tôi cho rằng trước hết nên lặp lại việc đi bộ trong vòng 1 giờ mà không làm tăng nhịp tim quá nhiều để tăng khả năng hoạt động của tim phổi, rồi sau đó hãy nâng khoảng cách và tăng tốc độ.