fbpx
You are here: Vietnam Trail Series » Hỏi và Đáp với VĐV ultra huyền thoại John Medinger

Hỏi – Đáp với VĐV ultra huyền thoại John Medinger

John Medinger thành viên hội đồng quản trị của giải Western States. Ông đến với chạy bộ năm 1974 hoàn thành cự ly ultra đầu tiên vào năm 1980. Tính đến thời điểm hiện tại, John đã chinh phục 150 giải chạy ultra. Ông cũng sáng lập tổ chức nhiều giải chạy lớn, kể từ lần đầu tham gia hỗ trợ sự kiện vào năm 1983, John chưa từng bỏ lỡ một mùa giải nào của Western States. “Tropical John” Medinger kho từ điển sống về Western States một người yêu chạy bộ địa hình đích thực. Hãy cùng tìm hiểu thêm những chia sẻ của John về bộ môn thể thao này câu chuyện chạy bộ suốt gần nửa thế kỷ của ông trong bài phỏng vấn dưới đây. 

VMM x Western States 

Trong năm 2023, lần đầu tiên VMM trở thành cuộc đua đạt chuẩn cho giải chạy Western States tại Mỹ. Tại sự kiện quay số của năm 2023 cho mùa giải 2024, một vận động viên tham dự VMM, anh Phước Nguyễn đã may mắn có tên trong danh sách chỉ với 1 tấm vé số duy nhất!

Ông bắt đầu chạy bộ từ năm 1974 và tham dự cự ly ultra đầu tiên vào năm 1980. Ông dẫn tốc cho một người bạn tại giải Western States 100 năm 1983, 6 năm sau mùa giải chính thức đầu tiên (1977). Đây được xem là giai đoạn sơ khai của phong trào chạy bộ ultra tại Mỹ. Ông đã mô tả cộng đồng khi ấy là “không ai biết điều gì về bất cứ thứ gì”.

Vậy ông có thể chia sẻ thêm về phong trào chạy bộ địa hình tại thời điểm ấy được không?

Vào những năm đầu thập niên 1980, có rất nhiều thứ chưa hề tồn tại như: các loại giày chuyên biệt cho chạy địa hình, bình nước mềm cầm tay, vest nước, đai đeo bụng nhỏ gọn, đèn đầu LED, đèn pin LED, gậy chạy địa hình, thanh năng lượng, gel năng lượng hay những chất liệu vải thoáng mát chuyên dụng như Coolmax. Không có các loại kem bôi giảm trầy xước khi chạy như Squirrel’s Nut Butter hay BodyGlide. Khi đó, nhiều người dùng nước điện giải Gatorade, nhưng thành phần của nó vô cùng đơn giản so với những đồ uống hiện đại, như Tailwind chẳng hạn. Ấy vậy mà những các vận động viên khi đó vẫn có thể thành công chinh phục cự ly 100 miles.  

Lúc ấy khái niệm về việc nạp năng lượng trong quá trình chạy ultra còn rất mơ hồ. Người ta thử mọi thứ. Có người chọn trái cây, có người ăn mỳ ý, người khác lại dùng bánh mỳ kẹp, có người lại chọn các thanh kẹo (khi ấy các thanh PayDay đặc biệt phổ biến vì chúng không bị chảy và khó dùng, nên rất tiện mang theo). “Đụng tường” (bonking) là tình trạng cạn năng lượng và mệt mỏi phổ biến mà đa số các vận động viên ngày ấy gặp phải do nạp không đủ dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều đường đơn chất dẫn tới nồng độ insulin cao đột biến.  

Hành trình tập luyện cũng là một sự thử nghiệm bởi khái niệm “huấn luyện viên chạy bộ” vẫn chưa tồn tại và không ai có đủ kinh nghiệm để chỉ dạy cho bất cứ ai. Vận động viên thường thử mọi thứ có nghĩ ra, ngay cả những điều tưởng chừng rất ngu ngốc. Một vài thử nghiệm đã thành công, nhiều thử nghiệm khác lại thất bại. Ai cũng sẵn lòng chia sẻ trải nghiệm cá nhân và hiểu biết của mình với cộng đồng. Chúng tôi học hỏi từ sai lầm của chính mình, và của cả những người khác nữa.  

Chạy ultra thú vị chính ở cảm giác phiêu lưu nó mang lại. Mỗi một phương pháp nạp năng lượng hay một chương trình luyện tập mới đều là một cuộc phiêu lưu. Rất nhiều lần thử và rất nhiều sai lầm.  

Số lượng vận động viên chạy ultra khi ấy cũng ít ỏi vô cùng. Vào năm 1983, trên toàn thế giới chỉ có 21.571 vận động viên từng hoàn thành cự ly ultra. Tới năm 2023 con số ấy đã tăng lên nửa triệu người. Quy mô của các giải đấu ngày ấy cũng khiêm tốn tới mức gần như tất cả các vận động viên đều quen mặt nhau.   

Khi chạy bộ địa hình còn sơ khai, các giải đa phần vẫn chạy trên đường bằng. Tại khu vực Vịnh San Francisco, đa phần đường chạy đều rất sạch sẽ. Tuy có nhiều địa hình đồi dốc nhưng lại không gập ghềnh đá sỏi hay rễ cây. Do vậy những trải nghiệm tại khu vực núi đá chắc chắn là cơ hội học hỏi rất quý giá!  

Sau khi dẫn tốc cho bạn mình tại Western States năm 1983, ông đã không bỏ lỡ dù chỉ là một mùa giải. Điều gì khiến Western States đặc biệt đến mức ông luôn muốn quay trở lại?

Trong lần đầu tiên thử sức, tôi chỉ thấy rất khâm phục những vận động viên tham gia sự kiện này. Tôi đã chạy một vài cự ly địa hình 50km và một giải đường trường 80km, nhưng những người này chạy tới 100 dặm trên đường núi. Hiểu được việc chinh phục cự 50km đã thử thách tới nhường nào, tôi khó mà tin được làm sao mà họ có thể làm được điều này.  

Toàn bộ trải nghiệm ấy thật tuyệt vời. Tôi cứ liên tục muốn quay trở lại, năm này qua năm khác. Mỗi một mùa giải đều khác biệt và là một thách thức lớn đầy hấp dẫn và mới mẻ qua từng năm. Nhưng có một điều không hề thay đổi là niềm vui, nguồn năng lượng tích cực, cảm giác vượt lên chính mình và đôi khi là sự tiếc nuối khi thất bại.  

Western States là giải chạy 100 dặm đầu tiên trên thế giới. Đây là một cung đường đẹp xuyên suốt băng qua dãy núi Sierra Nevada, giống như trải nghiệm mà những người tiên phong khai phá nước Mỹ đã làm vào những năm 1800. Do những giới hạn về mặt cấp phép mà mỗi năm chỉ có 369 vận động viên được tham gia giải, vậy nên rất khó để có được suất tham dự sự kiện này. Bề dày lịch sử và sự giới hạn số người tham gia làm cho Western States càng trở nên đặc biệt. Do danh sách chờ bốc thăm rất dài và tỷ lệ bốc trúng khi quay số là rất thấp, nên đối với hầu hết mọi người, đó là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời. Chỉ điều đó thôi đã khiến nó trở thành một giải chạy rất đặc biệt. 

Tôi đã từng tham gia giải với tư cách là tình nguyện viên, nhân viên, người dẫn tốc, vận động viên, phát thanh viên về đích và bây giờ là thành viên hội đồng quản trị với 2 nhiệm kỳ chủ tịch. Tôi không thể hình dung bản thân tại một nơi nào khác trong tuần cuối của tháng 6 (thời gian diễn ra sự kiện).  

John Medinger - western states board member
John và người bạn thân Errol "Rocket" Jones trên những dặm đầu tiên trong hành trình chinh phục Western States 100 vào năm 1995

Ông cũng đã từng sáng lập và chỉ đạo nhiều giải chạy uy tín khác. Vậy theo ông đâu là yếu tố làm nên một giải chạy thành công?

Tôi người sáng lập 2 giải chạy uy tín Quad Dipsea Lake Sonoma 50 mile. Tôi cũng nắm giữ vị trí giám đốc giải chạy tại Miwok 100km trong những năm đầu thành lập. Tôi đánh giá cao những yếu tố như đường chạy tính thử thách, cảnh quan đẹp cũng như phải đảm bảo yếu tố an toàn y tế mỗi 8 tới 15km. Khâu tổ chức sân khấu tại khu vực xuất phát vạch đích cũng rất quan trọng. Tất cả các sự kiện tôi nắm giữ các vị trí chỉ đạo đều được biết đến với một không khí tuyệt vời tại khu vực đích. Đa phần những trải nghiệm tốt này đều kết quả từ công sức của vợ tôi, Lisa – ấy chuyên giamảng này. Với tôi thì không tuyệt vời hơn việc sau một hành trình chạy dài sẽ được gặp gỡ những người bạn cùng sở thích, thưởng thức đồ ăn, thức uống vui vẻ tán gẫu. Một điều đáng chú ý khác mọi giải chạy của chúng tôi đều nhà tài trợ bia 

John Medinger - western states board member_2
Những khoảnh khắc vui vẻ tại vạch đích của sự kiện Lake Sonoma 50 của John cùng 2 người bạn Andy và Shelly Jones-Wilkns

Chúng tôi biết rằng ông vẫn đang duy trì việc theo dõi nhật ký chạy bộ thường xuyên. Ông có thể chia sẻ về số dặm đã tích lũy và số lượng giải ultra ông đã thực hiện được không? Thêm nữa, một tuần chạy bộ bình thường của ông sẽ diễn ra như thế nào?

Tôi được một người bạn khuyên rằng nên theo dõi nhật ký chạy bộ để có động lực duy trì khi mới bắt đầu chạy. Tôi thích những con số nên bị thuyết phục luôn. Số liệu tích lũy hiện tại của tôi là 117,000 dặm tương đương khoảng 180,000 km tính từ năm 1976, khi tôi bắt đầu theo dõi quãng đường mình chạy. Tôi đã hoàn thành 150 cự ly ultra và có vẻ đây là một con số đẹp để dừng lại…  

Hiện tôi đang duy trì chạy 50km mỗi tuần, một nửa là đi bộ leo núi và một nửa là chạy. Ở độ tuổi 72, tốc độ chạy và tốc độ leo của tôi đang dần trở nên tương đương. Tôi không có nhiều ngày nghỉ tập, chỉ khoảng 2 đến 3 buổi mỗi tháng bởi tôi thích cảm giác hòa mình vào thiên nhiên trên đường chạy. Đây là một phương thức thiền đạo của riêng tôi.  

Trong tất cả các giải đấu và thời gian dành cho việc chạy bộ, ông có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ với các bạn đọc được không?

Thật khó để có thể chọn ra một nhưng có một ký ức mà tôi nghĩ sẽ khó có thể phai nhạt. Tôi đã từng chạy từ rìa này sang rìa khác ở khu vực Grand Canyon một vài lần với cung đường dài khoảng 47 dặm (~76km) và 2 dốc leo lớn lên tới 2000 mét mỗi lượt. Lần chạy gần nhất tại đây, tôi đi cùng một người bạn là Don James. Chúng tôi khởi hành vào lúc bình minh và dốc hết sức tại phần rìa phía Nam để kịp về trước hoàng hôn. Ngay khi đặt chân tới đỉnh, mặt trời vừa đúng lúc xuống ngay rìa hẻm núi. Chúng tôi đập tay ăn mừng ngay ở khoảnh khắc đó và mặt trời biến mất chỉ sau có một phút. Đó quả thực là một giây phút nhiệm màu.  

Rất nhiều kỷ niệm đẹp của tôi chỉ đơn giản là chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ với những người bạn tốt ở một nơi xa xôi nào đó. Khía cạnh xã hội mà môn thể thao này mang lại là một điều rất quan trọng đối với tôi.  

John Medinger - western states board member_3
Chụp cùng Tony Rossmann tại đích của Vermont 100 năm 1990

Chạy địa hình nói chung và chạy địa hình cự ly dài nói riêng đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1980. Các giải trở nên chuyên nghiệp hơn và nhận thấy sự gia tăng rõ rệt ở khía cạnh thương mại, ví dụ như giải Ironman kết hợp cùng UTMB. Chạy địa hình ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ năm 2013 nhưng cũng đã có nhiều thay đổi đáng chú ý. Đâu là những thay đổi tích cực mà ông đã nhận thấy trong suốt quãng thời gian qua và liệu có không những xu hướng chưa tích cực lắm theo đánh giá của ông?

Với sự bùng nổ cả về số lượng giải chạy và vận động viên, rất nhiều điều về chạy địa hình đã thay đổi trong quảng thời gian 15 năm qua. Ở giai đoạn đầu, các giải chạy đa phần đều rất đơn giản và được tổ chức bởi những tình nguyện viên. Hiện nay, nhiều giải đã phát triển nhanh về quy mô và được tổ chức dựa trên yếu tố lợi nhuận. Sự liên kết giữa tập đoàn Ironman và UTMB là một ví dụ điển hình, bên cạnh rất nhiều đơn vị tổ chức vì lợi nhuận có quy mô nhỏ hơn. Thật may vẫn có một nhiều giải chạy địa phương nhỏ tại Mỹ tạo ra sự đa dạng về lựa chọn cho vận động viên.  

UTMB được xem là viên ngọc lớn nhất trong số những tập đoàn chuyên biệt về tổ chức giải chạy. Các giải thuộc hệ thống này có quy mô lớn và được tổ chức tốt nhưng chúng lại thiếu hấp dẫn với tôi. Cá nhân tôi không thích những hàng người xếp dài vì tôi muốn tận hưởng cảm giác được ở một mình trên một cung đường trống trải. Tuy đây không phải loại hình giải chạy yêu thích của tôi nhưng tôi hiểu rõ điều gì khiến chúng trở nên hấp dẫn. Tuy là giải địa hình nhưng vẫn có được sự hào hứng và phấn khích của các giải marathon lớn diễn ra tại thành phố, điều đó thu hút rất nhiều người.  

Điểm chưa tích cực đáng lưu ý hiện nay là có nhiều giải sử dụng hình thức quay số may mắn để có được suất tham gia. Các vận động viên không những phải đáp ứng yêu cầu về điều kiện tham dự mà còn phải mong cầu vào sự may mắn. Tính tự phát đã hoàn toàn biến mất. Với một người thích lên kế hoạch trước mọi việc như tôi thì điều này khiến tôi cảm thấy ít khó chịu hơn so với người khác. Tôi có quen một vài người bạn có cuộc sống cá nhân phức tạp, công việc bận rộn, gia đình và những ràng buộc khác. Điều này sẽ khiến việc tham dự giải chạy trở nên khó khăn hơn với họ. 20 năm trước, họ chỉ cần đăng ký vài ngày trước khi diễn ra sự kiện khi mà lịch trình cá nhân phù hợp. Giờ đây họ phải cam kết tham dự trước nhiều tháng mà không biết liệu mọi thứ có thực sự diễn ra đúng như kế hoạch hay không.  

John Medinger - western states board member_4
"Tropical" John cùng chiếc áo Hawaii đặc trưng tại buổi phổ biến thông tin trước giải cho sự kiện Western States 100 năm 2017

Cuối cùng ông có thể chia sẻ về một hình mẫu trong thể thao mà ông cảm thấy được truyền cảm hứng không và tại sao? Có thể lần tới chúng tôi sẽ được phỏng vấn họ!

Cũng giống như mọi người, tôi được truyền cảm hứng nhiều bởi những vận động viên chạy hàng đầu. Những gì họ có thể làm thật khó có thể tưởng tượng được. Tôi đặc biệt thích những người có sự khiêm tốn và thân thiện với những người bình thường. Có thể kể đến như Courtney Dauwalter và Jim Walmsley, Kilian, Francois D’Haene và ngày xưa là Ann Trason.  

Tôi được truyền cảm hứng bởi tất cả những tình nguyện viên giúp đỡ vận động viên tại các cuộc đua. Và bởi các giám đốc đường chạy đã dày công sắp xếp mọi thứ lại với nhau nhằm tạo ra một sự kiện thành công. Đây là những người tôi ngưỡng mộ.  

Và bây giờ khi đã có tuổi, tôi thấy được truyền cảm hứng từ những người lớn tuổi tham gia chạy cự ly dài. Bạn tôi Wally Hesseltine vừa hoàn thành giải chạy Tunnel Hill 100-miler trong 26 giờ 22 phút. Năm nay anh ấy vừa tròn 80 tuổi! 

Đọc thêm các bài phỏng vấn khác của chúng tôi tại đây