fbpx
You are here: Vietnam Trail Series » 3 điều quan trọng để chinh phục cự ly ultra

3 Điều Quan Trọng Để Chinh Phục Cự Ly Ultra

 70km, 100km, 100 miles hay dài hơn, chạy ultra (cự ly siêu dài) đường trường địa hình ở khu vực đồi núi đang ngày càng trở nên phổ biến. Vậy bạn sẽ cần lưu ý những khi tham dự một cự ly ultra? Trong bản tin tháng này, Henrik Leth Jorgensen sẽ chia sẻ 3 điều quan trọng cần chuẩn bị để chinh phục những cự ly này. 

Henrik

Henrik đã tham gia rất nhiều giải chạy ultra siêu ultra với cự ly dài nhất lên tới 246km. 

Để chắc chắn bản thân sẽ ở trạng thái tốt nhất trong ngày đua, các bạn nên bổ sung một số buổi chạy tập trung vào việc kiểm soát cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, đặc biệt là khi đôi chân đã không còn dẻo dai như lúc xuất phát. 

Khi bạn lựa chọn đăng ký một cự ly ultra, việc điều chỉnh kế hoạch tập luyện cho phù hợp là rất cần thiết. Và lưu ý rằng những buổi tập dài thường kéo theo thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn. 

Tập luyện liên tục (Back-to-back)

Một phương pháp hiệu quả giúp cơ thể thích nghi với việc chạy ultra là chia một buổi chạy dài thành 2 hoặc 3 buổi chạy ngắn. Bạn cần sắp xếp phù hợp để tổng quãng đường của những buổi này vẫn sẽ nhỉnh hơn so với một buổi chạy dài thông thường. 

Khi bạn có nhiều thời gian hơn cho việc tập luyện (2-3 ngày liên tiếp), bạn có thể thử áp dụng bài tập này. 

Thay thực hiện một bài chạy dài 30-35km đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn, bạn thể chạy 10km cho ngày 1, 20km cho ngày 2 15km cho ngày cuối. Bằng cách này, bạn đã chia nhỏ khối lượng tập luyện nhưng thực tế tập luyện nhiều hơn. Trong ngày cuối cùng bạn sẽ cảm giác mỏi mệt nhưng nguy chấn thương sẽ thấp hơn so với việc chạy dài liên tục. 

Kết hợp chạy biến tốc

Việc đảm bảo rằng đôi chân thể bạn đã sẵn sàng cho việc chạy dài thường sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn muốn kiểm tra khả năng chạy nhanh trên các quãng đường đòi hỏi kỹ thuật, đồng thời hạn chế nguy chấn thương do quá sức, bạn thể thử tập luyện chéo giữa chạy bộ một vài môn thể thao sức bền khác. dụ, tập luyện 1 tiếng cùng xe đạp/ máy tập thể dục toàn thân sau đó kết hợp với chạy biến tốc. Việc xen kẽ những đoạn chạy nhanh với những đoạn chạy thả lỏng hơn lặp lại nhiều lần trên địa hình đòi hỏi kỹ thuật sẽ giúp bạn rèn luyện cả về kỹ năng tâm trí. Phương pháp này cũng một cách hiệu quả để kéo dài buổi tập thay chỉ thực hiện một hoạt động duy nhất chạy bộ. 

Chạy bộ với tạ

Kỹ thuật chạy tốt với một cơ thể thư thái khi vận động là chìa khóa để chinh phục thành công các cự ly dài. 

Dù đang ở trạng thái mệt mỏi, bạn vẫn luôn có thể duy trì nhịp độ chạy nếu có kỹ thuật tốt. 

Nguyên nhân chính cho việc chạy kém hiệu quả là do tình trạng mệt mỏi về tinh thần và thiếu tập trung ở phần cuối của cuộc đua. Một cách để tập chạy khi chân mỏi mà không cần phải vận động quá sức là đeo thêm tạ quấn cổ chân. 

Việc mang thêm 2-500 gram tạ mỗi bên chân sẽ khiến bạn cảm thấy như mình đã tập luyện trong một khoảng thời gian dài. Nhưng hãy nhớ rằng bạn đang rèn luyện cơ bắp của mình theo một cách mới và sự tiến bộ sẽ đến dần dần. 

Bạn có thể bắt đầu chạy với tạ chân trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, bạn tháo tạ, cho vào balo và đeo trên vai trong suốt phần còn lại của buổi chạy. Cách tập luyện này sẽ đồng thời giúp bạn quen với việc mang đồ trên lưng khi tham gia cuộc đua. Sau đó hãy từ từ kéo dài thêm thời gian tập luyện với tạ và lưu ý chỉ nên áp dụng phương pháp này một buổi mỗi tuần để tránh chấn thương. 

Lên kế hoạch tập luyện

Khi đã có thông tin ngày đua, bạn hãy đếm ngược để lên kế hoạch cho số buổi và giờ tập mình có khả năng (và thực sự có thể) thực hiện mỗi tuần. 

Có những tuần, bạn sẽ không thể hoàn thành được khối lượng tập luyện mình mong muốn. Và với một kế hoạch cụ thể, bạn có thể sắp xếp tập bù vào tuần trước hoặc tuần sau đó. Như vậy, tổng khối lượng tập luyện vẫn sẽ được duy trì đủ. 

Việc lên lịch tập luyện sẽ giúp bạn biết khi nào có thời gian cho các buổi tập dài hơn và khi nào thì có thể thoải mái thực hiện các buổi tập ngắn.